Từ sự tìm tòi, đam mê, các cô gái Lụa Sen Đồng Tháp đã làm nên những sản phẩm lụa tinh xảo, có giá trị cao từ cuống của loài hoa sen. Đẹp thuần khiết như hoa, sản phẩm lụa to sen đã và đang gây dựng thương hiệu mới cho vùng quê của Sen…
Kỳ công từng sợi tơ sen
Những ngày đầu mới làm lụa sen, gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ riêng việc kéo được sợi tơ từ cuống sen đã mất khá nhiều thời gian, công sức. Cuống sen nào cũng làm được tơ nhưng cuống non thì tơ sẽ dẻo và đẹp hơn, cuống sạch thì tơ đẹp, bởi vậy, sau khi cắt ở đầm về, việc đầu tiên là tỉ mỉ rửa sạch bùn đất và gai từng cuống sen. Quá trình rút tơ đòi hỏi người thợ phải khéo léo, nếu cắt sâu quá sẽ làm đứt luôn phần sợi tơ; còn cắt nông quá sẽ không kéo được tơ. Để lấy được tơ sen phải khéo léo dùng dao khứa xung quanh cuống sen rồi dùng tay vặn và kéo tơ, se cho sợi tơ tròn lại. Vì sự cầu kỳ như vậy nên mỗi ngày 1 người thợ chỉ kéo được 200-250 cuống sen.
Lấy được tơ sen đã khó, dệt được một tấm lụa sen cũng khó không kém. Tơ sen mỏng manh nên người thợ dệt Lụa Sen Đồng Tháp phải chỉnh khung dệt cho phù hợp, dệt đi dệt lại nhiều lần, mới hoàn thành chiếc khăn lụa bằng tơ sen đầu tiên. Tính ra, một chiếc khăn lụa sen rộng 25cm, dài 1,7m phải cần tới 4.800 cuống sen cùng rất nhiều ngày công. Cũng do được làm hoàn toàn thủ công nên lụa sen có giá rất cao. Một chiếc khăn lụa sen có giá từ 5 triệu đồng trở lên. Thành công từ cái mới, cái khó với những sản phẩm có giá trị cao đã tiếp thêm niềm đam mê cho nữ nghệ nhân…
Sản phẩm lụa tơ sen có chất lượng cao, được thị trường đón nhận nhưng để phát triển hơn, vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Sen có mùa (từ cuối tháng 5 tới đầu tháng 9 hằng năm) nên chỉ lấy được tơ theo thời vụ. Các công đoạn sản xuất vẫn chủ yếu làm thủ công nên để dệt được lụa sen mất nhiều thời gian.
Kết nối với chúng tôi